Khi nhắc đến các sản phẩm nội thất hay đồ mỹ nghệ, thì đa phần chúng ta nghĩ ngay đến các sản phẩm được làm từ gỗ Hương, bởi tính quý hiếm và giá trị kinh tế cao mà nó mang lại.
Gỗ Hương còn được gọi là Gỗ Giáng Hương (hoặc Dáng Hương), Giáng hương quả to, giáng hương, giáng hương căm – pôt, song lã,….là một loại cây rừng tự nhiên thuộc dọ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Nguồn gốc của loại cây này đến từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, gỗ Giàng Hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai ... Loại cây này có tính ưa sáng nên thường mọc ở độ cao từ 100-800 mét trong các khu rừng thưa. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan. Bên cạnh đó, cây này vẫn có thể sống được trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Về khả năng tái sinh thì cây gỗ Hương tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh.
Phân bố:
Cây gỗ Hương ban đầu thuộc khu vực Đông Nam Á, sau đó thì được nhân giống và trồng ở nhiều nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Nam Phi...Ở Việt Nam, thì cây gỗ Hương thường phân bố nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ bởi tính chất ưa đất trầm tích, đất xám, đất bazan của loại cây này.
Hiện nay Giáng Hương được xếp trong nhóm I bao gồm những loại cây có màu sắc gỗ, vân thớ đẹp, có mùi thơm đặc trưng, không bị cong vênh, mối mọt, phồng rộp và giá trị kinh tế cao.
Với những ưu điểm trên, thì gỗ Hương đích thực là loại gỗ vô cùng quý giá, có giá trị vô cùng cao và thể hiện được sự đẳng cấp cho những ai sở hữu chúng.
Các loại gỗ Hương được bán trên thị trường:
-Hương Lào: có nguồn gốc từ đất nước Lào, chất gỗ tốt, mùi thơm vô cùng dễ chịu – thuộc loại tốt nhất của hương, độ bền thì siêu tốt, về màu sắc và độ láng mịn thì không chê vào đâu được, về giá trị thì loaị gỗ Hương Lào này có giá trị rất cao.
-Hương Campuchia: có thể nói loại gỗ này tương đối giống so với gỗ Hương Lào về phẩm chất, giá trị cũng như mùi hương.
-Hương Việt: Tương tự loại gỗ Hương Việt cũng có nét tương đồng với hai loại gỗ được nêu trên, nhưng có một số vùng thì hơi khác một chút như có những vùng thì chất gỗ “xơ” hơn một chút, “tom gỗ” xơ hơn nhưng nhìn chung vẫn có mùi thơm dễ chịu.
- 3 loại hương này có giá trị rất cao, có thể vài trăm, đến vài tỉ đồng/mét khối gỗ.
Ưu điểm:
Gỗ Hươngcó mùi hương lành tính, dịu nhẹ, đem lại tinh thần sảng khoái và thư giãn cho những ai sử dụng, gỗ có tính lành, thân thiện với môi trường và thiên nhiên rất thích hợp để làm các món đồ trang trí nội thất như bàn ghế, bàn ăn, bàn thờ, giường ngủ cũng như tủ quần áo ...
Gỗ Hươngcó đặc tính chắc, mịn, cứng, chịu được lực rất tốt, ít chịu tác động từ ngoại lực, ngoài ra vào những khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa mưa bão thì loại gỗ này cũng không hề bị mối mọt hay côn trùng phá hoại, do đó, gỗ Hương sẽ là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng để chế tác thành các tác phẩm thủ công mỹ nghệ hay các món đồ trang trí nội thất cho không gian nhà bạn.
Nhược điểm:
Theo chúng ta biết thì gỗ Hương vô cùng khan hiếm, độ tuổi khai thác của loại gỗ này lên đến hàng trăm năm tuổi, vậy nên một khi đã khai thác thì mức độ khôi phục là hoàn toàn thấp.
Do tính khan hiếm nên giá thành của gỗ Hương không hề rẻ chút nào.
Đầu tiên phải kể đến công dụng “ làm thuốc “ của loại gỗ này: theo một số nghiên cứu cho rằng, trong gỗ Hương có chưa hoạt chất giúp chữa được bệnh đái tháo đường.
Nhựa của loại gỗ này có thể dùng để làm thuốc nhuộm ( màu đỏ).
Gỗ Hương có thể được dùng làm các loại nhạc cụ âm nhạc cao cấp, lót sàn, cabinetwork...
Ngoài ra, gỗ Hương đa phần được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, điêu khắc tượng, làm bàn ghế, tủ quần áo, bàn ăn, bàn thờ, tủ giày dép...
Gỗ Hương dùng để làm bàn ăn: mùi hương dễ chịu, màu sắc trang nhã, giá trị cao là những điểm đem lại cho người sở hữu một sự đẳng cấp, sang trọng mà không phải ai cũng có được, ngoài ra còn đem lại sự mộc mạc, tự nhiên giúp đem lại bầu không khí ngập tràn hạnh phúc, ấm no khi cùng gia đình dùng bữa.
Gỗ Hương dùng để làm bàn ghế: gỗ Hương vừa chắc chắn, lại bền, không mối mọt nên rất chuộng để làm bàn ghế.
Gỗ Hương cũng được dùng làm giường ngủ: Gỗ tự nhiên, tính lành, mang lại sự nhẹ nhàng, tinh tế giúp cho người sử dụng được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi bằng cách thả mình trên chiếc giường vừa mát vừa thơm vừa đẳng cấp này.
Gỗ Hương cũng được dùng làm kệ tivi, tủ giày...
Sở hữu vật dụng làm từ gỗ Hương là một đẳng cấp rồi, vậy nên các bạn cần phải bảo quản chúng thật tốt để duy trì nó mãi nhé!
Bảo vệ chúng khỏi sự ẩm mốc: Độ ẩm chính là nguyên nhân khiến cho các món đồ bằng gỗ trở nên kém sắc và hư hỏng. Vậy nên bạn nên sử dụng máy hút ẩm để bảo vệ những món đồ quý giá của mình nhé!
Ngoài độ ẩm ra thì ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân làm thay đổi màu sắc của gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp của nhà bạn. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng. Trong thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt gỗ. Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.
-Bảo vệ đồ gỗ không bị vết xước: Có thể đặt miếng đệm bên dưới lọ, ly hay chén để bảo vệ đồ gỗ. Những vật dụng đó giúp gỗ không bị trầy, bị bẩn và các vật gây nhiệt. Không nên sử dụng nhựa hoặc cao su trên các bề mặt gỗ tự nhiên. Nếu đồ nội thất gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi với các sản phẩm che vết xước. Nhưng nếu vết trầy xước quá lớn, hãy thử sử dụng một cây bút nét lớn hoặc xi đánh bóng giày có màu gần nhất với nội thất gỗ của bạn.
-Bảo vệ nội thất gỗ khỏi những vết ố do nước: Sử dụng miếng đệm, thảm hay đế lót ly trên đồ gỗ nội thất nếu bạn không muốn những vết ố có thể xuất hiện trên đó. Bạn có thể xóa vết ố do nước hoặc vết ố khác khỏi đồ gỗ bằng cách tạo một hỗn hợp tro thuốc lá và dầu ăn. Bạn nên cọ vết ố bằng một tờ giấy nhám với hỗn hợp đó.
-Đánh bóng đồ gỗ đúng cách:Hãy đánh bóng cho đồ nội thất gỗ ít nhất ba hoặc bốn lần trong một năm. Không nên đánh bóng quá mức trên đồ nội thất gỗ vì nó có thể hình thành một lớp mây. Và nên lau sạch lớp đánh bóng thừa trước khi nó khô. Không pha trộn các loại dầu đánh bóng khác nhau. Chất dầu làm cho sáp có độ dính. Nên làm sạch bề mặt của đồ nội thất thật kỹ trước khi thay đổi sản phẩm chăm sóc đồ nội thất.
-Làm sạch đồ gỗ: Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.
-Cách làm kín những khe nứt trên đồ gỗ: Muốn làm kín những khe nứt hoặc kẽ hở trên đồ gỗ, bạn hãy lấy keo lỏng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn nhớ trộn cho thật đều, thật nhuyễn, rồi bạn đem chưng lên cho nóng, đoạn đem trét vào các chỗ hở và miết cho thật bằng mặt. Sau đó xả bằng nhám mịn, sau đó bạn phải lấy vecni đánh lên các chỗ đã được trét kín cho đồng màu.
-Dùng sữa bò, nước trà hoặc dấm pha loãng để lau bề mặt giúp đồ gỗ sáng bóng trở lại.
Dùng sữa bò: Khi bàn ghế, tủ hoặc vách gỗ bám bụi và không còn sáng bóng, bạn hãy dùng khăn mềm thấm sữa bò lau rồi để cho khô. Sau đó dùng bàn chải nhúng nước lã cọ sạch lại là được. Dùng nước trà đậm đặc: Pha một ly trà to đậm đặc để nguội, dùng vải mềm tẩm nước trà lau mạnh lên mặt gỗ từ 2 đến 3 lần sẽ giúp phục hồi độ sáng bóng của gỗ.
Vì tính chất quý hiếm đặc thù nên giá gỗ Hương không hề rẻ.
Tại đây, các mặt hàng được làm từ gỗ Hương đảm bảo 100% chất lượng và mẫu mã, có các chương trình khuyến mãi, đổi trả, bảo trì hấp dẫn, luôn đem lại vượt sự mong đợi của khách hàng!
Blog thiết kế - thi công
Năm cũ qua đi, năm mới lại đến, người người nhà nhà không nô nức, nhộn nhịp chuẩn bị để đón một cái Tết cổ truyền ấm cúng bên nhau.
Bên cạnh...
Theo phong thủy phương Đông, thần tài là vị thần đại diện cho tiền tài, phú quý. Những cá nhân, hộ gia đình hay các công ty đều rất chú...
dogogiakho giới thiệu tới quý khách hàng 7 loại giường nan giá rẻ mà chất lượng rất tuyệt vời với nguyên liệu gỗ tự nhiên cao cấp, mang phong cách cổ...
Kệ tivi là một sản phẩm không thể thiếu trong phòng khách cho ngôi nhà của bạn kệ TI VI gỗ được chế tác từ nguyên liệu gỗ tự nhiên chất lượng,...
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MINH GIA
Địa chỉ: 144/4B Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP.HCM
GPKD số 0313300763 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/06/2015