Người ta sử dụng keo để phun trộn bào bột gỗ khô bằng loại máy trộn – sấy sơ bộ. Bột sợi đã được phun keo sẽ được trải ra bằng các máy rải – cào thành nhiều tầng tùy kheo kích thước yêu cầu sản xuất. Sau đó các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt, máy ép được thực hiện nhiều lần. Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
- Thời gian gia công nhanh.
- Có số lượng nhiều và đồng đều.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
- Bề bặt phẳng nhẵn.
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
-
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
- Với loại gỗ MDF thông thường thì khả năng chịu nước khá kém. Còn loại gỗ MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
- Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm nhữ đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
- MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
-
Ứng dụng gỗ công nghiệp MDF trong sản phẩm nội thất
Tùy vào nhiều mục đích sử dụng, người ta dùng gỗ MDF để sản xuất sản phẩm nội thất. Do gỗ MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp, kích thước đồng đều, do vậy thường được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng như:
MDF dùng trong nhà (nội thất gia đình - nội thất văn phòng)
MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
MDF mặt trơn : để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều.
MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer) lên hay các mặt trang trí bằng melamine.